Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Ưu đãi khi đăng ký và sử dụng Thẻ tín dụng Platinum CashBack

Ưu đãi khi đăng ký và sử dụng Thẻ tín dụng Platinum CashBack

Từ nay đến 17/07/2017, đăng ký mở thẻ tín dụng Standard Chartered CashBack và chi tiêu tối thiểu 3 triệu đồng trong vòng 40 ngày kể từ ngày phát hành thẻ nhưng không trễ hơn 27/07/2017 để nhận một xe đạp thời trang.
Đồng thời, nhận thêm một bộ phụ kiện xe đạp miễn phí khi tổng chi tiêu đạt 15 triệu đồng không trễ hơn 27/07/2017.
Từ nay đến hết ngày 29/12/2017, nhận hoàn tiền đến 1,5 triệu VNĐ cho tổng giá trị các giao dịch thực hiện bằng thẻ tín dụng trong vòng 40 ngày kể từ ngày phát hành thẻ và không trễ hơn 12/02/2018.
Thật tuyệt khi có thể tự do di chuyển đến bất cứ nơi đâu chỉ với một cú chạm và tận hưởng ưu đãi tuyệt vời này khi thanh toán rút tiền mặt từ thẻ tín dụng bằng thẻ tín dụng Standard Chartered từ 01/10/2016 đến 30/09/2017.
Thật tiện lợi khi Quý khách có thể thoải mái mua sắm tại nhà và được giảm giá 7% cho mọi đơn hàng trên Lazada khi thanh toán bằng thẻ tín dụng Standard Chartered  và nhập mã ‘STANDARD7’ từ 12/11/2016 đến 30/06/2017.


Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Nên để tiền trong ngân hàng bao nhiêu là đủ

Nên đ tiền trong ngân hàng bao nhiêu là đủ 
Tùy vào mức thu nhập của từng người mà định hướng để số tiền trong tài khoản.Tuy nhiên, bạn có biết nên để bao nhiêu tiền trong ngân hàng là đủ.

 Bạn nên mở tài khoản thanh toán rút tiền mặt từ thẻ tín dụng và tiết kiệm ở hai ngân hàng khác nhau dể tạo sự ngăn cách cho những tài khoản này. Như vậy sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu và sẽ phòng tránh được trường hợp chi tiêu không giới hạn. Với dạng tài khoản tiết kiệm thì bạn cũng nên mở nhiều tài khoản khác nhau cho từng mục đích. Chẳng hạn như quỹ tiết kiệm du lịch, như vậy bạn sẽ có thể tiết kiệm từ từ và dùng trong tương lai mà không sợ thâm hụt tài chính.
Với tài khoản tiết kiệm
Nên để tiền từ 3 tới 6 tháng lương trong tài khoản tiết kiệm. Như vậy, bạn có thể rút bất kỳ khi nào bạn cần và có thể hưởng mức lãi nhiều hơn so với tài khoản thanh toán. Nếu muốn được lãi suất nhiều thì bạn nên tham khảo nhiều ngân hàng trước khi ra quyết định gửi.
Bạn cũng nên có một tài khoản tiết kiệm khẩn cấp cũng với số tiền như trên để dùng cho những trường hợp bất ngờ và cần tài chính. Nếu có các khoản nợ quẹt thẻ tín dụng thì bạn nên để ít nhất một tháng lương trong tài khoản tiết kiệm để trả nợ hay dùng cho các trường hợp cần. Sau khi đã dùng trong chi tiêu cần thiết thì bạn nên tích lũy tiền trở lại trong tài khoản để có thể tiếp tục dùng trong các kỳ tiếp theo.
Với tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán sẽ được tính lãi nhưng thường số lãi không lớn. Do đó, bạn chỉ nên để khoảng 1 tháng lương trong dạng tài khoản này để chi trả cho các hóa đơn hàng tháng. Cũng nên lưu ý không nên rút quá nhiều vì sẽ phải đóng phí một khi số tiền thấp hơn số dư tối thiểu.


Thứ Bảy, 10 tháng 6, 2017

Sáu loại phí khi sử dụng thẻ tín dụng chủ thẻ nên biết


1. Phí thường niên
Mỗi năm trả loại phí này một lần, tuỳ theo ngân hàng mức phí này khoảng 100 nghìn đến hơn 1 triệu đồng. Chính vì vậy mỗi tháng bạn chỉ mất vài chục nghìn đồng cho một chiếc thẻ có nhiều tiện ích.
2. Phí rút tiền mặt Bạn có thể rút tiền mặt từ thẻ tín dụng tới 70% hạn mức tín dụng được cấp. Vì thẻ tín dụng được ngân hàng cấp nhằm khuyến khích bạn thanh toán không dùng tiền mặt, nên chỉ khi nào thật cần bạn mới nên sử dụng "bí kíp" này của thẻ tín dụng. Nếu không bạn sẽ phải chịu mức phí 2-4% số tiền được rút, tuỳ theo thời điểm thị trường và quy định của từng ngân hàng.
3. Phí chậm thanh toán Bạn phải trả phí chậm thanh toán khi không thanh toán, hoặc thanh toán ít hơn giá trị thanh toán tối thiểu (thông thường 5% của dư nợ cuối kỳ). Khoản phí này thông thường bằng 3-4% số tiền thanh toán tối thiểu.
Ví dụ: tổng chi tiêu bằng thẻ tín dụng là 10 triệu đồng. Giá trị thanh toán tối thiểu cần phải trả khi đến kỳ thanh toán = 5% x 10 triệu đồng = 0,5 triệu đồng. Phí chậm thanh toán = 4% x 0,5 triệu đồng = 20 nghìn đồng.
4. Phí vượt hạn mức tín dụng Nếu bạn muốn sử dụng quá hạn mức được ngân hàng cấp cũng chẳng có vấn đề gì. Ngân hàng cho phép bạn sử dụng vượt mức cho phép với điều kiện bạn sẽ đóng khoản phí vượt hạn mức tín dụng trên phần tiền vượt. Tuỳ theo mỗi ngân hàng quy định, mức phí này có thể được quy định một mức cụ thể, hay được tính phần trăm trên số tiền vượt hạn mức tín dụng.
5. Phí chuyển đổi ngoại tệ Bạn sử dụng thẻ để thanh toán cho các giao dịch bằng ngoại tệ tại nước ngoài. Số ngoại tệ này sẽ được chuyển đổi và thể hiện bằng tiền VND trên bảng sao kê và bạn phải trả thêm phí chuyển đổi ngoại tệ. Mức phí này có thể là 2% hay 3% trên số tiền của mỗi giao dịch.
6. Lãi suất Lãi suất sẽ áp dụng nếu như bạn không thanh toán toàn bộ dư nợ cuối kỳ khi đến hạn thanh toán và dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt. Lãi suất này sẽ điều chỉnh tuỳ theo thời điểm thị trường và theo quy định của từng ngân hàng. Giao dịch thanh toán bằng thẻ tín dụng sẽ được tính lãi sau 30-45 ngày tuỳ theo quy định mỗi ngân hàng. Còn mỗi khoản tiền mặt được rút sẽ bị tính lãi suất từ ngày tiền mặt được ứng cho đến khi tất cả khoản nợ tiền mặt được thanh toán hết.
Đặc biệt lưu ý
Phụ phí 1-3% trên giá hàng hoá dịch vụ, khi bạn yêu cầu thanh toán bằng quẹt thẻ tín dụng hay thẻ thanh toán tại đơn vị bán hàng.
Thực tế, bạn không phải chịu một khoản phí thêm nào khi sử dụng thẻ để thanh toán, vì đây là hình thức khuyến khích việc thanh toán không dùng tiền mặt. Việc thu phí người sử dụng thẻ là vi phạm hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ giữa ngân hàng và đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ. Nếu gặp trường hợp như thế, bạn có thể gọi điện thoại cho ngân hàng phát hành thẻ, để thông báo hành vi sai trái của cửa hàng với bằng chứng là hoá đơn và bảng kê mua hàng.

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

Có nhiều lý do khiến giới trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng

Có nhiều lý do khiến giới trẻ dễ 'sập bẫy' thẻ tín dụng


Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khuyên khi người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, họ phải cân nhắc để số nợ thẻ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng, nếu không dễ dẫn đến tình trạng phá sản, nợ xấu.
Lương thấp nhưng chi tiêu vô tội vạ, nhiều người đang tự trói buộc mình vào những món nợ từ thẻ tín dụng.
Hương Linh, nhân viên một công ty phần mềm ở quận Đống Đa, Hà Nội đang dùng thẻ tín dụng của một ngân hàng quốc tế. Cô cho biết mình mở thẻ tín dụng từ lâu, khi thu nhập lúc ra trường mới chỉ 8 triệu đồng mỗi tháng. Hạn mức sử dụng của thẻ từ đó đến nay chỉ là 16 đến 17 triệu đồng.
Theo Linh, cái lợi dễ thấy nhất của thẻ tín dụng là cô có thể dùng để mua hàng trực tuyến và quẹt thẻ khi không có tiền mặt. Tuy nhiên, đổi lại, khá nhiều rắc rối đối với một người thu nhập không cao.
"Vì hạn mức thẻ thấp nên em không thể quẹt nhiều", Linh cho biết. Lương cũng thấp nên nhiều lúc cô phải xoay như chong chóng để đi trả nợ, nếu không muốn thành nợ quá hạn và bị đánh lãi suất cao ngất ngưởng.
Bên cạnh đó, những khoản phí lặt vặt cộng lại cũng thành một số tiền lớn đối với một người có thu nhập trung bình. Phí duy trì thẻ hàng năm 300.000 đồng; phí chậm nộp 4% mỗi lần cô chậm nộp tiền tại ngân hàng; phí cấp lại thẻ, phí cấp bản sao kê 100.000 đến 200.000 đồng. Nhiều khi thiếu tiền mặt, cô phải chạy ra ATM để rút và bị đánh phí 4% trên số tiền rút ra. Còn nếu chậm nộp tiền hoặc vượt hạn mức, cô sẽ bị đánh lãi suất cao hơn 30% một năm.
Ngoài ra, Linh cho biết đối với cô, thẻ tín dụng dường như là một "cạm bẫy ngọt ngào". Khi có thẻ trong tay, cô luôn có cảm giác mình là người có tiền, sẵn tiền, do đó nhiều khi rơi vào cảnh chi tiêu mất kiểm soát.
Còn ở TP HCM, Nguyễn Mạnh Nam, một nhân viên công ty xuất nhập khẩu lý giải cho việc quanh năm suốt tháng trong tình trạng nợ "ngập đầu" là vì thẻ tín dụng. Tuy nhiên, Nam cũng khẳng định mình không thể sống thiếu thẻ dù thu nhập không cao, chưa đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
"Cuộc sống ở TP HCM khác hẳn với nơi mình từng sống ngoài Hà Nội. Ở đây lúc nào cũng có lý do để tiêu tiền", Nam nói. Ví dụ, hàng tuần cậu có ít nhất là một cuộc mua sắm với bạn bè hay người yêu, đi bar vào mỗi cuối tuần, ngày nào cũng có thể lê la quán xá, chưa kể còn phải "chạy đua" mua sắm các thiết bị công nghệ với bạn bè. Với thẻ tín dụng, Nam dễ dàng mua sắm kể cả khi không có tiền, hoặc rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ra tiêu tạm mỗi khi ví rỗng, lương chưa về.
Với một người thu nhập ở mức bình thường, chiếc thẻ tín dụng trở thành một gánh nặng. Đến mỗi kỳ có lương, thưởng hoặc một khoản thu nhập bất thường, Nam lập tức đi trả nợ ngân hàng để không bị rơi vào cảnh nợ xấu, nợ quá hạn. Tuy nhiên, cảnh nợ nần ngập đầu là không thể tránh khỏi.
Nam cho biết không chỉ riêng Nam, nhiều bạn bè của anh cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự, khi bị trói buộc vào chiếc thẻ mà không thể thoát ra. "Hiện số nợ của mình là gần 40 triệu đồng. Đã đi làm mấy năm rồi nhưng chưa khi nào có khoản tiền tiết kiệm dắt lưng, chỉ suốt ngày lo trả nợ", Nam nói.
Trường hợp như Linh và Mạnh Nam không hiếm hiện nay. Nhất là sau thời kỳ các ngân hàng chạy đua doanh số thẻ, trên thị trường dễ gặp cảnh người người dùng thẻ tín dụng dù chỉ số ít trong đó có thu nhập cao thực sự. Ở một số ngân hàng, thu nhập chỉ từ 6 triệu đồng trở lên là đã có thể mở thẻ tín dụng. Còn theo những người am hiểu về ngành ngân hàng, họ cho rằng chỉ người có thu nhập cao, hàng chục triệu đồng mỗi tháng thì mới nên dùng thẻ tín dụng.
Chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu khuyên khi người tiêu dùng sử dụng thẻ tín dụng, họ phải cân nhắc để số nợ thẻ không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng, nếu không dễ dẫn đến tình trạng phá sản, nợ xấu.


Đề xuất Ngân hàng xây nhà ở xã hội cho khách hàng từ quỹ dự phòng rủi ro


Nợ xấu luôn tồn tại trong ngành ngân hàng và ở mọi nơi mọi lúc, nó phát sinh nhiều nơi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan liên quan tới nhiều chủ thể: Ngân hàng, khách hàng vay, cơ quan quản lý,…
Tỷ lệ nợ xấu là chỉ số phản ánh nền kinh tế phát triển hay không phát triển. Nợ xấu đã phát triển đến mức nghiêm trọng thì cần cơ chế xử lý nhanh và dứt điểm nhằm hạn chế thấp nhất tác động của nợ xấu đến nền kinh tế nói chung và sự an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng. Từ đó mới có thể tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng cung ứng vốn nhiều hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, lãi suất cho vay hợp lý. Đối tượng được hưởng phần lớn là doanh nghiệp sau đó mới là khách hàng vay vốn để tiêu dùng.
Để giảm tỷ lệ nợ xấu, ông Thân xin đề xuất các nội dung như sau:
Một, nợ xấu được phát sinh ngay bước đầu từ thủ tục vay vốn. Các quy trình thủ tục vay vốn của các TCTD là giống nhau. Phần lớn tài sản đảm bảo là đất và tài sản trên đất. Để giảm tải thiểu chi phí, sổ hồng sổ đỏ mà nhà nước phải xuất bản để xác nhận quyền sử dụng đất của chủ thể, chúng ta có thể chuyển sang đăng ký tại tòa án nơi gần nhất, lệ phí do tòa án thu. Việc vay vốn của khách hàng, chứng minh tài sản của mình từ trước đến nay có thể đưa ra mã số đăng ký lên tòa án là có thể xác minh được ngay. Điều này hoàn toàn tránh được sự gian dối của khách hàng với ngân hàng khi đưa các tài sản thế chấp nhiều lần và ở nhiều nơi. Điều này còn giảm thời gian chi phí thẩm định.
"Tôi thiết nghĩ nếu chúng ta khảo sát tỉ mỉ sẽ giảm rất nhiều chi phí về tiền, thời gian", ông Thân cho biết.
Hai, dự thảo quy định phạm vi xử lý nợ xấu hiện tại và số phát sinh trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực là hợp lý nhưng việc tồn tại 2 cơ chế xử lý nợ xấu phát sinh ở 2 thời điểm khác nhau sẽ tạo ra sự không nhất quán và khó trong thực tế.
Ba, phát triển thị trường mua bán nợ là rất cần thiết trong xử lý nợ xấu do vậy những cơ chế xử lý quy định tại điều 5, 6, 9, 10 của dự thảo là rất cần thiết. Trong các quy định có quy định các TCTD, VAMC được bán khoản nợ, tài sản đảm bảo theo giá thị trường và VAMC được bán nợ cho mọi tổ chức cá nhân bao gồm cả pháp nhân, cá nhân không có chức năng mua bán nợ là 2 điều rất quan trọng nhất để gỡ nút thắt xử lý nợ xấu đã mua của VAMC.
Bốn, về nguyên tắc đã có vay thì phải có trả nhưng pháp luật hiện hành còn chưa hoàn toàn đảm bảo quyền chủ động chính đáng hợp pháp của các TCTD, VAMC. Đây là nguyên nhân khiến nợ xấu chưa được xử lý triệt để. Theo ông, những quy định về quyền thu giữ tài sản đảm bảo tại điều 7 và áp dụng thủ tục rút gọn tranh chấp trong tài sản đảm bảo tại điều 8 trong dự thảo là hợp lý.
Năm, để đảm bảo tính ưu việt của nhà nước ta, ngành ngân hàng nên tính một phần dự phòng rủi ro để xây dựng một khu nhà ở xã hội dành cho sau công việc thu hồi nợ và phát mại tài sản cho khách hàng không đủ điều kiện nơi ăn chốn ở trong thời gian nhất định.




Củng cố và nâng cấp nền tảng công nghệ đang được hầu hết các ngân hàng áp dụng

Củng cố và nâng cấp nền tảng công nghệ đang được hầu hết các ngân hàng áp dụng
Bán lẻ là một thị trường đầy tiềm năng, nhiều ngân hàng đã chuyển hướng kinh doanh, tập trung thu hút đối tượng khách hàng cá nhân. Với dân số hơn 90 triệu dân, hơn 50% dân số trẻ, phạm vi phổ cập internet cao, mức thu nhập đầu người liên tục được cải thiện, Việt Nam đang có những tiền đề thuận lợi cho phát triển ngân hàng bán lẻ.
Đặc biệt, nhu cầu tiêu dùng cũng đa dạng hơn, nhất là nhu cầu về các dịch vụ chuyên biệt đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh nhạy, khảo sát nhu cầu thị trường để nghiên cứu đưa ra những chương trình, sản phẩm dịch vụ với nhiều hình thức: tiền gửi, cho vay, thẻ, dịch vụ bảo hiểm, ngân hàng điện tử… nhằm mang lại các giải pháp toàn diện đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Chỉ với sản phẩm cho vay, quẹt thẻ tín dụng, nếu trước đây khách hàng cá nhân còn thấy e ngại khi có nhu cầu vay ngân hàng vì thủ tục rườm rà, sản phẩm còn khá giản đơn, có tính năng khá giống nhau thì nay, các ngân hàng đã chủ động “hiểu”, đón đầu nhu cầu của khách hàng khi tung ra hàng loạt sản phẩm chuyên biệt, hướng tới nhiều nhóm khách hàng cụ thể với nhiều tiện ích, ưu đãi.
Không chỉ đa dạng sản phẩm, tham gia cuộc đua này, các ngân hàng đều phải nỗ lực đầu tư lớn vào mạng lưới, dịch vụ, nhân sự, đặc biệt là công nghệ để nâng cao nội lực, mở rộng thị phần. Theo thống kê, tại thị trường Việt Nam, thanh toán trực tuyến qua ngân hàng điện tử (internet banking, mobile banking, web banking) ở Việt Nam chỉ mới phát triển vài năm gần đây nhưng đang thật sự bùng nổ khi lượng người dùng mua sắm hàng hóa, dịch vụ qua các ứng dụng này ngày càng tăng. Vì vậy, để bắt kịp xu hướng, đến nay, có hơn 40 ngân hàng cung cấp dịch vụ SMS banking, Internet Banking và hơn 30 ngân hàng phát triển ứng dụng Mobile Banking.
Với nền tảng công nghệ không ngừng được củng cố và nâng cấp, các ngân hàng đã cho ra đời nhiều sản phẩm tài chính điện tử, cung cấp đầy đủ nhất các dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho khách hàng như: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, gởi tiết kiệm, cho vay nhanh qua kênh mobile và internet, rút tiền từ thẻ tín dụng...
Cuộc đua mở rộng thị phần bán lẻ của các ngân hàng ngày càng quyết liệt không chỉ thúc đẩy sự phát triển về chất của khối ngân hàng mà còn giúp khách hàng được lợi khi có thể lựa chọn những gói sản phẩm phù hợp với nhu cầu và được trải nghiệm nhiều tiện ích hiện đại của công nghệ.

Nguồn: http://daohantindung.net/

Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2017

Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC

Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC

Quy trình chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng tại CIC được thực hiện qua 5 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thu thập thông tin.
Hiện nay, CIC thường xuyên cập nhập thông tin về khách hàng từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng. Nguồn dữ liệu đầu vào còn được bổ sung và cập nhật thông qua việc kết nối và trao đổi thông tin với các kho thông tin dữ liệu của của các bộ ngành như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Công an… và khai thác trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Bước 2: Kiểm soát và cập nhật thông tin khách hàng.
Sau khi nhận được thông tin từ các tổ chức tín dụng truyền qua hệ thống thông tin về, thông tin được chuyển đến tổ kiếm soát thuộc phòng xử lý dữ liệu. Tại đây, thông tin của khách hàng được lọc qua các điều kiện lỗi như: Trùng mã (khách hàng có cùng số chứng minh thư, cùng tên, hoặc số đăng ký kinh doanh, mã số thuế, nhưng tồn tại hai mã CIC khác nhau); tăng giảm dư nợ đột biến; ngày báo cáo cũ, chuyển nhóm nợ… Các khách hàng có nghi ngờ, được tạo file báo cáo, gửi về tổ chức tín dụng để xác nhận lại thông tin của khách hàng và thực hiện điều chỉnh nếu có.
Bước 3: Thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng cá nhân.
Chương trình  tính  điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu (Bảng 1). Báo cáo “Chấm điểm tín dụng cá nhân” được tính toán, phân tích và lập theo quy trình công nghệ, chuẩn mực, số liệu, hạn chế tối đa tác động của người xử lý vào bản tin.
Bước 4: Đánh giá của chuyên gia

Sau khi chương trình đã tính được điểm cho khách hàng dựa vào 9 chỉ tiêu và hiển thị bản báo cáo được tạo lập ban đầu. Chương trình sẽ kiểm tra tính hợp lý của dữ liệu theo nguyên tắc kiểm soát chỉ số và chỉ ra những điểm chuyên gia đánh giá cần xem xét lại  khi phát hiện có sự không hợp lý về chỉ tiêu pháp lý, chỉ tiêu chấm điểm, tổng điểm và xếp hạng của khách hàng.

Bước 5: Báo cáo chấm điểm
Bản báo cáo sau khi đã được cán bộ xử lý, chuyên gia chấm điểm xếp loại xong, chuyển cho người có thẩm quyền kiểm soát kiểm tra lại. Những bản báo cáo chưa được chấp nhận được Người kiểm soát trả lại cho cán bộ xử lý và thông báo những điểm cần bổ sung, chỉnh sửa, sau đó mới tiếp tục quy trình để chuyển vào vùng trả lời cho khách hàng.
Phương pháp xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân
CIC xếp hạng tín dụng thể nhân dựa trên phương pháp cả hai phương pháp gồm phương pháp thống kê và phương pháp chuyên gia. Mô hình cụ thể sử dụng là mô hình điểm số. Mô hình điểm số là một phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu nghiên cứu thống kê logic và áp dụng mô hình toán học để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình. Các chỉ tiêu chấm điểm được sử dụng theo nhóm, sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận sang một biểu tượng xếp hạng tương ứng.
Chuyên gia tham gia các giai đoạn từ nghiên cứu, xây dựng quy trình, thực hiện triển khai, kiểm soát trong quá trình thực hiện và điều chỉnh để sản phẩm ngày càng hoàn thiện.
Đội ngũ các chuyên gia bao gồm Ban Tổng giám đốc tại CIC- những người đã có nhiều năm kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu về hoạt động thông tin tín dụng nói chung, cũng như hoạt động chấm điểm thể nhân nói riêng và đội ngũ các chuyên gia tại các phòng nghiệp vụ của CIC, đội ngũ chuyên gia này tham gia vào các giai đoạn từ nghiên cứu, xây dựng quy trình, thực hiện triển khai, kiểm soát trong quá trình thực hiện và điều chỉnh để sản phẩm ngày càng hoàn thiện.
Các chỉ tiêu sử dụng cho xếp hạng tín dụng tại CIC và cách thức thực hiện
Việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân tại CIC dựa vào 9 chỉ tiêu, chia thành 3 nhóm:
(i) Số dư nợ và tình trạng nợ; 
(ii) Lịch sử trả nợ;
(iii) Lịch sử quan hệ tín dụng (Bảng 1). Với mỗi chỉ tiêu chấm điểm này sẽ có khoảng điểm (nhỏ nhất – lớn nhất), các khoảng điểm này được tính toán dựa trên mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu đã được các chuyên gia tại trung tâm kiểm định và tổng các khoảng điểm từ 150-750 điểm.
Các chỉ tiêu thể hiện nợ không đủ tiêu chuẩn, nợ xấu của khách hàng là các chỉ tiêu trực tiếp phản ánh khả năng chi trả của khách hàng, do vậy điểm thấp nhất cho các chỉ tiêu này có thể là giá trị âm hoặc bằng 0. Chẳng hạn chỉ tiêu “nhóm nợ cao nhất hiện tại”, nếu khách hàng có nhóm nợ càng cao thì thể hiện khả năng vỡ nợ của khách hàng càng lớn, nếu rơi vào nhóm cao nhất tức nhóm 5 hoặc nợ ngoại bảng thì đã không còn khả năng trả nợ nên giá trị nhỏ nhất với chỉ tiêu này sẽ là giá trị âm.
Các chỉ tiêu còn lại phản ánh gián tiếp khả năng vỡ nợ của khách hàng, do vậy điểm thấp nhất cho các chỉ tiêu này không có giá trị âm hoặc bằng 0, điểm của chỉ tiêu cao hay thấp phụ thuộc vào giá trị của chỉ tiêu là bao nhiêu.
Các chỉ tiêu  phản ánh lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng (không bao gồm tình hình nợ không đủ tiêu chuẩn) được đánh giá mức độ quan trọng thấp hơn chỉ tiêu phản ánh hiện tại nên có khoảng điểm cũng thấp hơn.
Sau khi thực hiện xác định tổng điểm, khoản tín dụng sẽ được xếp hạng theo Bảng 2. Cuối cùng, CIC sẽ ra các báo cáo xếp hạng tín dụng cá nhân gồm 4 nội dung:
(i) Thông tin về khách hàng;
(ii) Thông tin về quan hệ tín dụng khách hàng;
(iii) Chỉ tiêu chấm điểm tín dụng khách hàng;
(iv) Điểm tín dụng khách hàng và xếp loại.

Đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân tại CIC
Có thể thấy, hoạt động chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng thể nhân của CIC đang được tổ chức theo hướng khoa học và hệ thống theo hướng đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động xếp hạng tín dụng gồm tính khách quan, tính thận trọng, tính minh bạch và bảo mật về thông tin tín dụng khách hàng (Langohr và Langohr 2008).
Về phương pháp, CIC đã áp dụng kết hợp cả phương pháp mô hình thống kê và phương pháp chuyên gia để đưa ra mô hình chấm điếm thể nhân, vì vậy các tiêu chí trong mô hình cùng các trọng số tính điểm có độ tin cậy và khách quan. CIC không sử dụng các chỉ tiêu nhân thân như nhiều tổ chức tín dụng khác ở Việt Nam (xem mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân của Đinh Thi Huyen Thanh and Kleimeier S. 2006, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam năm 2014, Ngân hàng Công thương Việt Nam năm 2013) mà chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính.
Điều này phù hợp với các mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân trên thế giới như mô hình chấm điểm tín dụng FICO và VantageScore (Mỹ) và đảm bảo sự công bằng đối với các cá nhân vay nợ tại các tổ chức tín dụng. Quy trình xếp hạng tín dụng sử dụng tối đa phần mềm chấm điểm, vì vậy việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng  nhanh chóng, hạn chế được sự tham gia của con người, đảm bảo tính khách quan của kết quả xếp hạng.
Bên cạnh đó, quy trình vẫn kết hợp sự kiểm soát của chuyên gia để kết quả xếp hạng không có sai sót, đảm bảo tính thận trọng của việc xếp hạng tín dụng. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm khách hàng thể nhân của CIC vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau:
Thứ nhất, các chỉ tiêu sử dụng để kiểm định trong mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân của CIC mang tính chất lịch sử mà chưa có các chỉ tiêu dự báo cho tương lai. Do khả năng trả nợ là yếu tố quan trọng nhất mà tổ chức cho vay quan tâm, nên các chỉ tiêu mang tính dự báo khả năng trả nợ trong tương lai như sự ổn định của thu nhập hay mức thu nhập bình quân theo tháng hoặc năm… nên được xem xét kiểm định trong mô hình.

Trên thực tế đây là những chỉ tiêu thường được sử dụng trong xếp hạng tín dụng thể nhân (xem Abdou và Pointon 2011) và là các thông tin mà các tổ chức tín dụng thường thu thập khi xét duyệt một khoản cho vay nên CIC sẽ có thể thu thập được các dữ liệu này cho việc xếp hạng tín dụng. Việc tách bạch phân tích các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn cũng sẽ làm kết quả xếp hạng tín dụng thể nhân chính xác hơn.

Langohr và Langorh (2008) chỉ ra rằng, trong khi việc đánh giá rủi ro tín dụng ngắn hạn chú trọng vào đánh giá tính thanh khoản, rủi ro tín dụng dài hạn, ngoài tính thanh khoản còn phải xem xét khả năng thu hồi vốn nếu rủi ro tín dụng xảy ra trên thực tế. Các thông tin khác như mục đích sử dụng vốn vay cũng cần được xem xét kiểm định.
Một lưu ý quan trọng khác khi xét tới các chỉ tiêu về quan hệ tín dụng, trước đây chỉ tiêu này của CIC có bao gồm các chỉ tiêu về tín dụng thẻ (dư nợ thẻ được tổ chức tín dụng gửi gộp vào dư nợ tín dụng, không phân biệt dư nợ thẻ hay dư nợ tín dụng) nên báo cáo chấm điểm khách hàng thể nhân mặc định đã được tính cả dư nợ thẻ của khách hàng, nhưng từ khi tổ chức tín dụng thực hiện truyền tệp theo Thông tư 03/2013/TT-NHNN ngày 28/1/2013 quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng đã được tách ra khỏi dư nợ tín dụng và gửi theo tệp báo cáo riêng do những khác biệt thông tin thẻ tín dụng với quan hệ tín dụng.
Hiện tại, báo cáo chấm điểm khách hàng mới chỉ sử dụng thông tin về dư nợ tín dụng và chưa tính đến các thông tin về thẻ tín dụng. Hiện nay, số lượng khách hàng sử dụng thẻ tín dụng là rất lớn, mức độ tiêu dùng cao, do vậy thông tin tín dụng thông qua thẻ cần phải được đưa vào mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân. Ngoài ra, mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân nên được kiểm định lại định kỳ theo kế hoạch, vì theo sự thay đổi của thị trường và các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể làm mô hình thay đổi về cả chỉ tiêu đánh giá và trọng số của các chỉ tiêu.
Thứ hai, mặc dù quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng thể nhân của CIC khá chặt chẽ, thông tin của khách hàng được kiểm soát nhiều lần, đảm bảo tính thận trọng, khách quan, hạn chế tác động của người xử lý. Tuy nhiên, quy trình này vẫn còn có hạn chế. Nếu khách hàng bị nghi ngờ, sai sót, thì việc điều chỉnh dữ liệu rất mất thời gian. CIC cũng chưa có luồng thông tin phản hồi lại cho tổ chức tín dụng nếu khách hàng bị trả lời chậm.
Thứ ba, thông tin dữ liệu đầu vào cho hệ thống chấm điểm của CIC lấy từ nhiều nguồn, chủ yếu là thông tin về dư nợ, thông tin về tài sản và thông tin định danh khách hàng. Tuy nhiên, nhiều thông tin gửi từ các ngân hàng thương mại về CIC chậm và chưa được cập nhật làm ảnh hưởng tới việc chấm điểm và xếp hạng.
CIC cũng đang tận dụng các đầu tin có sẵn cho việc xếp hạng tín dụng. Nhiều thông tin cần thiết khác theo mô hình chấm điểm nhưng vẫn chưa thu thập được chẳng hạn thông tin pháp lý như thu nhập, công việc… Nhiều thông tin trong kho của khách hàng đã cũ, ví dụ khách hàng thay đổi chứng minh thư hoặc dùng giấy tờ khác để vay nợ (chẳng hạn hộ chiếu) nhưng không khai báo với tổ chức tín dụng nên thông tin khách hàng vẫn bị thiếu sót.

Đề xuất và kết luận
Để nâng cao chất lượng của thông tin xếp hạng tín dụng thể nhân, CIC cần lưu ý những vấn đề sau:
Thứ nhất, xem xét kiểm định lại mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân theo các hướng:
(i) bổ sung các chỉ tiêu liên quan tới khả năng hoàn trả nợ của khách hàng trong tương lai như thu nhập bình quân, sự ổn định của thu nhập, mục đích của khoản vay;
(ii) phân tích tách bạch nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, trong đó việc đánh giá nợ ngắn hạn chú trọng vào các chỉ tiêu về tính thanh khoản và việc đánh giá nợ dài hạn ngoài tính thanh khoản còn xem xét các vấn đề như giá trị thu hồi nếu rủi ro thực xảy ra;
(iii) bổ sung thông tin tín dụng trên thẻ vào mô hình kiểm định.
Mô hình xếp hạng tín dụng thể nhân sẽ dựa trên kết quả kiểm định cuối cùng dựa trên việc bổ sung các tiêu chí đề xuất. Việc kiểm định này cũng cần được thực hiện định kỳ để đảm bảo sự tin cậy và thích hợp của mô hình chấm điểm, xếp hạng tín dụng thể nhân, đặc biệt mô hình cũng cần được tái đánh giá trong những trường hợp có biến động kinh tế vĩ mô.
Thứ hai, để đảm bảo có nguồn thông tin chính xác, kịp thời cho việc chấm điểm xếp hạng tín dụng thể nhân, cũng như để xử lý dữ liệu nhanh chóng trong trường hợp nếu khách hàng bị nghi ngờ, sai sót, CIC cần xây dựng quy trình trao đổi thông tin trong trường hợp có lỗi với các tổ chức tín dụng cũng như các bộ, ngành liên quan một cách chặt chẽ và khoa học.  
Thứ ba, vì nhiều thông tin nhân thân của khách hàng dùng để vay nợ đã cũ nên việc thu thập thông tin cá nhân từ quản lý Nhà nước như Bộ Công an (Cục Cảnh sát đăng ký, quản lý cư trú và dữ liệu quốc gia về dân cư – C72), … cũng góp phần tăng thêm nguồn dữ liệu tại CIC, nâng tỷ trọng trả lời thông tin chấm điểm, xếp hạng tín dụng cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức khác. Để tăng cường trao đổi thông tin thì CIC cần chủ động đề xuất Ngân hàng Nhà nước liên hệ với các bộ, ngành để tham mưu ban hành các công văn liên tịch về việc phối hợp trao đổi thông tin với Ngân hàng Nhà nước.
Với vị trí là một tổ chức thông tin tín dụng công thuộc Ngân hàng Nhà nước, hoạt động xếp hạng tín dụng thể nhân của CIC có ý nghĩa lớn trong việc cung cấp thông tin tín dụng, phục vụ cho hoạt động tín dụng và các tổ chức tín dụng. CIC có lợi thế về nguồn thông tin tín dụng tổng hợp từ các tổ chức tín dụng và các thông tin khác từ các bộ ban ngành, với cách tiếp cận xếp hạng tín dụng khoa học và hệ thống cùng với đội ngũ chuyên gia có chuyên môn cao nên có thể thực hiện hoạt động này với mức độ tin cậy cao.
Việc tiếp tục hoàn thiện hoạt động chấm điểm thể nhân nói riêng, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin tài chính tín dụng nói chung sẽ góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng, đảm bảo một nền kinh tế tài chính phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững cho Việt Nam.


Lịch sử tín dụng nợ xấu


Ngân hàng Việt Nam có một hệ thống thông tin tín dụng liên thông với nhau(CIC: credit information center),
 nhằm đánh giá lịch sử tín dụng của bất cứ cá nhân, doanh nghiệp mà đã từng sử dụng qua dịch vụ tín dụng
Các ngân hàng sẽ cung cấp cho CIC thông tin về các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ tổng hợp chúng thành một cơ sở dữ liệu thống nhất phản ánh lịch sử tín dụng của từng cá nhân/doanh nghiệp.Nếu rơi vào tình trạng nợ xấu, trên hệ thống CIC, Bạn sẽ được xếp vào 1 trong 5 nhóm sau:1. Dư nợ cho vay đủ tiêu chuẩn2. Dư nợ cho vay cần chú ý3. Dư nợ cho vay duới tiêu chuẩn4. Dư nợ cho vay có nghi ngờ5. Dư nợ cho vay có khả năng mất vốnNếu như bạn được xếp từ hạng 3 đến 5 thì hầu hết các ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho bạn dưới bất cứ hình thức nào và nên chú ý rằng bạn phải đợi đến 02 năm thì tình trạng của bạn trong hệ thống mới trở lại bình thường. Ở một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủi ro khắt khe, khi bạn chạm mức 3 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa, cho dù là bao nhiêu năm đã qua đi nữa.Vậy vì sao bạn bị xếp hạng tín dụng xấu. Những hành động sau đây khiến bạn bị xếp hạng lịch sử tín dụng xấu: 1. Chậm hoặc không thanh toán tiền vay: thường vài tháng liên tục trở lên2. Chậm hoặc không thanh toán chi phí sử dụng trong thẻ credit card.3. Mất khả năng thanh toán nợ vay dẫn đến tài sán thế chấp bị xử lý, gán nợ4. Bị kiện ra toà do không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khácLời khuyên:1. Trước khi vay ngân hàng, bạn nên xem trước mình phải trả mỗi tháng là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại bạn ấn định mức vay mà chi phí trả nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn bị gián đoạn hay cắt giảm bạn cũng có thể xoay xở để duy trì được việc trả nợ.2. Đừng cố gắng đi vay khi bạn biết rằng lịch sử tín dụng của bạn trong 02 năm gần đây không tốt. Bạn sẽ tốn chi phí “bôi trơn” và thời gian không cần thiết mà vẫn không vay được.3. Đặc biệt những bạn sử dụng thẻ tín dụng thì còn cần chú ý hơn. Nhớ rằng luôn trả hết nợ và không bao giờ sử dụng quá khả năng thanh toán trong tháng. Và không nên mua vượt quá 50% giới hạn nợ của thẻ để bảo đảm điểm tín dụng tốt.4. Nếu có vay rút tiền thẻ tín dụng thì bạn nên theo dõi việc trả nợ đúng hạn.Hãy giữ gìn lịch sử tín dụng của mình để bạn có thể tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng một cách nhanh chóng dễ dàng khi cần.Nguồn: http://daohantindung.net/